Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
Vào mùa bệnh tay chân miệng

Tại Đồng Nai, trong 8 tháng của năm 2017, toàn tỉnh có hơn 6,4 ngàn ca tay chân miệng, trong đó có hơn 2,5 ngàn ca nội trú, số ca nội trú tăng 74% so với cùng kỳ năm 2016.



Bác sĩ Lê Văn Giai, Trưởng Khoa nhiễm Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai khám cho một bệnh nhi bị tay chân miệng. Ảnh: N.Thư

* Số ca nội trú gia tăng

So với năm 2016, số ca mắc bệnh tay chân miệng nội trú tăng ở 11/11 địa phương trong tỉnh. Trong đó tăng cao nhất ở các huyện: Cẩm Mỹ (tăng 192%), Thống Nhất (tăng 186%), Tân Phú (tăng 113%), Xuân Lộc (tăng 109%), Định Quán (106%).

Giám đốc Trung tâm y tế dự phòng Đồng Nai Bạch Thái Bình cho biết hiện nay bệnh tay chân miệng đang có xu hướng tăng ở khu vực phía Nam, trong đó có Đồng Nai. Thời tiết đang rất thuận lợi cho virus gây bệnh phát triển, lại là mùa tựu trường nên nguy cơ lây lan nhanh ở trẻ nhỏ.

Tại Đồng Nai, số ca tay chân miệng có xu hướng gia tăng nhưng chủ yếu là tình trạng nhẹ, ít trường hợp nặng và không có ca tử vong.

Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện nhi đồng Đồng Nai, trong tháng 8 và 9-2017, tại bệnh viện  tiếp nhận và điều trị cho một số ca tay chân miệng nặng ở mức độ III có biến chứng thần kinh, suy hô hấp. Tuy nhiên, đỉnh dịch thường diễn ra từ tháng 10-11 nên nguy cơ bệnh vẫn tiếp tục tăng cao trong thời gian tới.

Bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa cho biết thêm, bệnh tay chân miệng rất nguy hiểm cho trẻ nhỏ vì bệnh diễn tiến nhanh, chỉ cần 1-2 ngày phát bệnh là có thể vô thể nặng, nhất là ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi. Đặc biệt trẻ dưới 3 tuổi, bệnh dễ gây biến chứng lên não gây tổn thương não, rối loạn hô hấp, rối loạn tim mạch, dễ tử vong nhanh. Trong khi bệnh này không có thuốc điều trị đặc hiệu, chỉ có thuốc điều trị ngăn ngừa giảm biến chứng. 

* Sai lầm trong phòng bệnh

Hiện nay, nhận thức của phụ huynh về bệnh tay chân miệng đã có nhiều chuyển biến nên đa số trẻ đã được đưa đi khám và điều trị từ sớm, góp phần giảm biến chứng, không có ca tử vong trong 8 tháng của năm 2017.

Tuy nhiên, theo bác sĩ Nguyễn Trọng Nghĩa, nguyên nhân của các ca bệnh tay chân miệng có diễn tiến nặng một phần do nhận thức sai lầm, chủ quan của một số phụ huynh trong phòng ngừa bệnh tay chân miệng.

Cụ thể, như một số phụ huynh còn chủ quan khi một số trẻ chưa có dấu hiệu rõ của bệnh tay chân miệng, như: loét miệng, nổi bóng nước nhưng rất mờ nhạt nên không cho đi khám, điều trị sớm, khiến bệnh chuyển nặng hơn.

Ngoài ra, trẻ bị tay chân miệng điều trị ngoại trú khi có dấu hiệu trở nặng, như: vật vã, li bì, rối loạn tri giác, giật mình, thở nhanh, tay chân lạnh…nhưng người nhà không đưa trẻ đến bệnh viện ngay khiến bệnh ngày càng nặng hơn.

Ngoài ra, nhiều phụ huynh còn nghĩ rằng bệnh tay chân miệng chỉ lây khi trẻ nhỏ tiếp xúc với trẻ bị tay chân miệng. Tuy nhiên, hiện nay nguồn lây rất đa dạng, nhiều khi trẻ chỉ ở nhà với người thân vẫn bị bệnh. Nguồn lây đôi lúc do người lớn đi bên ngoài tiếp xúc với virus gây bệnh, khi về nhà chăm sóc con dễ lây bệnh cho con.

Do đó, cách tốt nhất trong phòng ngừa tay chân miệng là phải thường xuyên rửa tay bằng xà phòng cho trẻ cũng như người lớn trực tiếp chăm sóc  trẻ. Tuyệt đối không cho trẻ mút tay, ngậm đồ chơi sẽ dễ nhiễm virus gây bệnh tay chân miệng.

Nguồn: Báo Đồng Nai

 ​

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu - Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 
Điện thoại: (0251).3861114; Fax: (0251).3861114; Email: ubnd-vc@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Vĩnh Cửu " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​​