Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
PHÒNG CHỐNG DỊCH TẢ LỢN CHÂU PHI

 

 `         1.  Điều kiện để xảy ra dịch

Nói đến việc phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm là nói đến phòng chống sự truyền lây, vì nếu không xảy ra sự truyền lây thì tên gọi Dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm chỉ còn một chữ« Bệnh » mà không được gắn theo các từ như « Dịch » và «truyền nhiễm nguy hiểm »nữa, vì nò không thể lây lan thành dịch nên không còn tính nguy hiểm.

Mà muốn phòng chống sự truyền lây thì phải lấy Sơ đồ truyền lây làm kim chỉ nam để hành động

Sơ đồ truyền lây :

 Nguồn bệnh          Sự truyền lây     Vật cảm nhiễm

 Theo sơ đồ truyền lây thì điều kiện để xảy ra dịch là : Dịch bệnh chỉ có thể sảy ra khi môi trường chăn nuôi hội tụ cả 3 mắt xích sinh học, đó là : mắt xích Nguồn bệnh, mắt xích Động vật cảm nhiễm và mắt xích Sự truyền lây (sự lây nhiễm mầm bệnh từ nguồn bệnh sang vật cảm nhiễm)

Trong chăn nuôi 3 mắt xích sinh học được hiểu như sau :

 Động vật cảm nhiễm : là động vật sẽ bị nhiễm bệnh khi có tiếp xúc với nguồn bệnh. Việc tiêm đầy đủ vácin phòng bệnh sẽ làm mất tính cảm nhiễm của động vật với mầm bệnh

 Nguồn bệnh : Là động vật mắc bệnh hoặc sản phẩm của động vật nhiễm bệnh như thịt, trứng, sữa, và các dịch tiết, chất thải khác của động vật bệnh như : đàm, nhớt, máu, nước tiểu, phân. Nguồn bệnh phát sinh chủ yếu do người chăn nuôi thực hiện việc bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài như : rừng tràm, sông, suối, bãi rác…Vì :

+ Khi vào tay thương lái gia súc/gia cầm bệnh sẽ phài đi qua các khâu : vận chuyển, giết mổ, buôn bán như gia súc/gia cầm khỏe. Các khâu này sẽ biến các con gia súc, gia cầm bệnh thành nguồn lây khổng lồ do : Việc vận chuyển gia súc/gia cầm bệnh không đúng quy định sẽ làm làm rơi rớt các chất thải như : đàm, nhớt, phân, nước tiểu… các loại chất thải này sẽ là các nguồn lây nhỏ được phân tán rải rác trên đường vận chuyển. Việc giết mổ gia súc/gia cầm bệnh sẽ tạo ra nhiều sản phẩm nhỏ khác như : đàm, nhớt, máu, nước tiểu, phân… Các sản phẩm này sẽ là các nguồn bệnh nhỏ và được phát tán ra hệ thống cống, rãnh, từ hệ thống cống, rãnh nguồn bệnh sẽ phân tán ra môi trường và vào khu vực chăn nuôi khi xuất hiện các phương thức truyền lây (các chất thải len lỏi ra sông, suối, giếng…loại nước này sau đó được người chăn nuôi sử dụng). Việc buôn bán thịt gia súc/gia cầm bệnh sẽ làm nguồn bệnh đi theo từng miếng thịt phân tán ra thị trường và vào các nông hộ/ trang trại khi người chăn nuôi sử dụng nhầm thịt của gia súc/gia cầm bệnh

+ Khi gia súc/gia cầm chết bị vứt ra môi trường, khi nằm ở sông suối rừng tràm thì gia súc/gia chết sẽ là một nguồn bệnh tồn tại lâu dài

 Sự truyền lây : Là sự lây truyền mầm bệnh từ nguồn lây vào động vật cảm nhiễm. Sự truyền lây chỉ xuất hiện khi xuất hiện các điều kiện khách quan và các điều kiện chủ quan. Điều kiện khách quan là gió, nước, chim, khách du lịch… đưa mầm bệnh từ chuồng gia súc/gia cầm bệnh và từ xác gia súc/gia cầm bị vứt ra môi trường vào chuồng gia súc/gia cầm khỏe. Điều kiện chủ quan là do người chăn nuôi không thực hiện an toàn sinh học nên đưa mầm bệnh từ bên ngoài vào chuồng nuôi.

2 Nguyên tắc phòng chống dịch cơ bản

 Do dịch bệnh chỉ xảy ra khì môi trường chăn nuôi phải hội tụ 3 mắt xích sinh học. Như vậy muốn phòng chống dịch bệnh chỉ cần tiến hành cắt đứt 1,2 hoặc 3 mắt xích sinh học thì dịch bệnh sẽ không thể xảy ra. Phương pháp nào càng cắt được nhiều mắt xích sinh học thì phương pháp đó càng tối ưu.

3. Nguyên tắc phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi

Theo nguyên tắc phòng chống dịch cơ bản, do bệnh dịch tả lợn Châu Phi không có văcin phòng bệnh nên mắt xích Vật cảm nhiễm là không thể cắt đứt. Vì vậy nguyên tắc phòng chống bệnh dịch tả lợn Châu phi là tìm cách cắt đứt 2 mắt xích còn lại, đó là mắt xích Nguồn bệnh và mắt xích Sự truyền lây

4. Phương pháp thực hiện

a. Cắt đứt mắt xích Nguồn bệnh 

Do mắt xích Nguồn bệnh chỉ phát sinh do người chăn nuôi thực hiện việc bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài, nên để cắt đứt mắt xích Nguồn bệnh thì cần phải ngăn chặn hành vi bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài. Ngăn chặn bằng cách nào ?

Trên thực tế, nguyên nhân làm cho người chăn nuôi thực hiện việc bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài là do đa số người chăn nuôi không biết chính sách hỗ trợ tiêu hủy (nếu biết thì chẳng ai vứt), và giá hỗ trợ hiện nay luôn thấp hơn giá thị trường

Do vậy để người chăn nuôi khai báo dịch, không bán tháo động vật mắc bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt động vật bệnh ra môi trường bên ngoài thì phải làm sao để toàn bộ người chăn nuôi nắm bắt được chính sách hỗ trợ tiêu hủy khi có lợn bị mắc bệnh truyền nhiễm, đồng thời xác định lại mức hỗ trợ hợp lý để khi phát hiện hoặc nghi ngờ có lợn mắc nệnh Dịch tả lợn Châu Phi thì người chăn nuôi sẽ lựa chọn việc thông báo dịch bệnh cho cơ quan quản lý thay vì bán cho thương lái giết mổ lậu hoặc vứt xác lợn chết ra môi trường. Để thực hiện yêu cầu trên thì ngay từ bây giờ các cơ quan quản lý phải thực hiện ngay 2 việc sau :

Thứ nhất : phải xác định mức hỗ trợ sao cho hợp lý

Mức hỗ trợ hợp lý nhất là bằng giá thị trường. Mà thị trường chỉ tính theo các quy cách giá như : lợn giống/con ; lợn nái hậu bị/ con ; lợn nọc hậu bị/con ; lợn thịt/kg. Do vậy chính sách giá hỗ trợ cũng được tính như quy cách tính giá thị trường. Ngoài ra trên thực tế tiêu hủy thì có thêm loại lợn con theo mẹ, do lợn này không có giá thì cho giá bằng lợn giống để khuyến khích người chăn nuôi khai báo dịch.

Giá thị trường thì được xác định bằng cách lấy giá xuất chuồng của 2 trang trại phía bắc cộng giá của 2 trang trại khu vực miền trung, cộng giá của 2 trang trại phía nam và lấy trung bình của 6 trại. Giá trung bình này có thể sẽ cao hơn giá thị trường của một số địa phương Tuy vậy cũng rất tốt, vì  điều này sẽ khuyến khích cao độ người chăn nuôi khai báo dịch bệnh mà không sợ người chăn nuôi bán lợn bệnh cho thương lái. Giá hố trợ sẽ được thống nhất trên cả nước. Việc thống nhất giá hỗ trợ trong cả nước sẽ làm cho lợn bệnh không trở thành hàng hóa vì không có cung, cầu. Điều này làm mất đi tình trạng chuyển lợn bệnh từ chỗ có giá hỗ trợ thấp đến chỗ có giá hỗ trợ cao làm lây lan dịch bệnh

Thứ hai : Để người chăn nuôi nắm bắt được chính sách hỗ trợ tiêu hủy:

Tổ chức thông báo bằng mọi hình thức, miễn sao toàn bộ người chăn nuôi đều nắm bắt rõ chính sách tiêu hủy

Mặt khác : tổ chức xuống tận từng hộ chăn nuôi đề nghị người chăn nuôi ký cam kết không bán chạy lợn bệnh.

b. Cắt đứt mắt xích Sự truyền lây

Do Mắt xích truyền lây chỉ xuất hiện khi xuất hiện các điều kiện khách quan và các điều kiện chủ quan, mà các điều kiện khách quan sẽ bị cắt đứt khi người chăn nuôi không bán gia súc/gia cầm bệnh cho thương lái giết mổ lậu và vứt gia súc/gia cầm bệnh ra môi trường nên khi áp dụng các phương pháp để cắt đứt mắt xích nguồn lây(như phần a) là đã cắt đứt được điều kiện khách quan, nên để cắt đứt mắt xích Sự truyền lây thì việc còn lại là tìm cách cắt đứt các điều kiện chủ quan.

Để cắt đứt điều kiện chủ quan thì cần tăng cường kiến thức và ý thức về an toàn sinh học cho người chăn nuôi, đặc biệt là người chăn nuôi nhỏ. Để người chăn nuôi am hiểu và nghiêm túc thực hiện các biện pháp an toàn sinh học thì cách tốt nhất là mở các lớp tập huấn vế an toàn sinh học cho toàn bộ người chăn nuôi tham gia. Tuy nhiên để khẩn cấp chống dịch như trong thời điểm hiện nay, để người chăn nuôi đồng lòng áp dụng các biện pháp an toàn sinh học thì cần đầy mạnh tuyên truyền về an toàn sinh học trên loa, đài, truyền hình, tờ rơi…,qua đó kêu gọi người chăn nuôi đồng lòng áp dụng, đồng thời tổ chức xuống tận từng hộ phát tài liệu về an toàn sinh học và đề nghị người chăn nuôi ký cam kết thực hiện ngay biện pháp an toàn sinh học.

Việc tổ chức đến tận các hộ chăn nuôi ký cam kết thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và không bán chạy lợn bệnh sẽ có thể nâng cao kiến thức về an toàn sinh học cho người chăn nuôi, đồng thời có thể huy động được toàn bộ người chăn nuôi cùng đồng hành thực hiện công tác phòng chống dịch với chính quyền địa phương. Khi việc chống dịch được toàn bộ người chăn nuôi tham gia thì chắc chắn dịch bệnh sẽ mau chóng bị giập tắt vì không còn chỗ cho các mắt xích tồn tại.

5. Một số lưu ý để công tác phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đạt hiệu quả cao

Điều cốt lõi trong phương pháp phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi là làm tốt an toàn sinh học tại các hộ chăn nuôi để hạn chế tới mức thấp nhất nguy cơ dịch bệnh lây nhiễm dịch bệnh vào các hộ chăn nuôi, đồng thời khuyến khích cao độ người chăn nuôi thông báo dịch bệnh cho cơ quan quản lý để cơ quan quản lý có thể thực hiện việc tiêu hủy heo bệnh một cách kịp thời, tránh làm lây lan dịch bệnh qua các hộ/trang trại chăn nuôi khác.

Do vậy để công tác phòng chống dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi đạt hiệu quả cao thì việc thực hiện an toàn sinh học ở các hộ chăn nuôi và việc tiêu hủy lợn bệnh phải được đề cao. Việc thực hiện an toàn sinh học phải đúng thực chất và việc tiêu hủy heo bệnh phải được thực hiện kịp thời.

Muốn việc thực hiện an toàn sinh học đúng thực chất thì các địa phương ngoài việc tổ chức trực tiếp xuống các hộ chăn nuôi hướng dẫn và ký cam kết thực hiện an toàn sinh học và báo dịch kịp thời, thì sau đó vẫn phải tổ chức nhân lực xuống lại từng hộ chăn nuôi xem họ có thực hiện an toàn sinh học hay chưa, nếu chưa thì phải đốc thúc họ làm đúng theo hướng dẫn.

Muốn việc tiêu hủy lợn bệnh  được thực hiện kịp thời thì địa phương phải đi sâu, đi sát với từng ổ dịch. Ngoài ra phải thật chú ý đến công tác tiêu hủy, tiêu hủy phải kịp thời, đúng địa điểm quy hoạch và đảm bảo độ sâu, vì việc tiều hủy không kịp thời sẽ làm lợn bệnh tồn tại lâu trong môi trường chăn nuôi, làm tăng nguy cơ lây lan dịch bệnh, còn tiêu hủy không đúng địa điểm quy hoạch và tiêu hủy không đảm bảo độ sâu sẽ biến hố tiêu hủy thành một Nguồn lây khủng khiếp khi hố tiêu hủy bị nước mưa làm xói đất hoặc thú hoang đào bới đất làm lộ xác lợn bệnh.

Hoàng Khánh Hưn​g –

Trạm Chăn nuôi và Thú y Vĩnh Cửu

Các tin khác

    There are no items to show in this view.

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu - Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 
Điện thoại: (0251).3861114; Fax: (0251).3861114; Email: ubnd-vc@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Vĩnh Cửu " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​​