Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
Thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu năm 2023

Trong thời gian qua, việc thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Trên địa bàn các xã hiện nay đã xuất hiện nhiều tuyến đường, nhiều khu dân cư kiểu mẫu “sáng, xanh, sạch, đẹp" giúp thay đổi bộ mặt vùng nông thôn và nâng cao chất lượng sống người dân.

Tuy nhiên, công tác bảo vệ môi trường nói chung và quản lý chất thải rắn sinh hoạt nói riêng hiện ở một số nơi chưa được đảm bảo; chưa tạo được ý thức tự giác của người dân trong việc phân loại, thu gom chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn; một số phong trào, hoạt động, mô hình tự quản về bảo vệ và vệ sinh môi trường chưa phát huy được hiệu quả; đến nay chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn huyện cơ bản chưa được phân loại tại nguồn theo quy định.

Nhằm tiếp tục thực hiện có hiệu quả các tiêu chí về môi trường ở xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu theo các Bộ tiêu chí quốc gia; Bộ tiêu chí của Tỉnh giai đoạn 2021-2025 góp phần hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện, ngày 11/5 UBND huyện đã ban hành Kế hoạch số 912/KH-UBND về thực hiện tiêu chí môi trường trong xây dựng xã nông thôn mới nâng cao, nông thôn mới kiểu mẫu trên địa bàn huyện Vĩnh Cửu năm 2023.

KHU DAN CU AP 1 PHU LY  (33)_600_26052023145107.jpg

Theo Kế hoạch, các nhiệm vụ cần tập trung thực hiện là tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ môi trường đến các tổ chức và cá nhân để biết và thực hiện theo pháp luật; tổ chức tốt việc quản lý chất thải rắn; bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; xây dựng cảnh quan môi trường xanh - sạch - đẹp và triển khai thực hiện tốt công tác phòng ngừa, khắc phục, giảm thiểu ô nhiễm nhằm cải thiện chất lượng môi trường.

Trong quản lý chất thải rắn, tập trung thực hiện các nội dung như: Tăng cường công tác tuyên truyền đến các hộ dân việc thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) tại nguồn và tập kết CTRSH sau phân loại đúng nơi quy định, vận động các hộ gia đình nộp phí thu gom CTRSH, không đổ rác bừa bãi và phân loại thành 05 nhóm (gồm nhóm chất thải rắn có khả năng tái chế: chai, hộp nhựa, lon nước giải khát, bao bì giấy, báo... ; nhóm chất thải thực phẩm: vỏ trái cây, rau củ, xương cá nhỏ, thức ăn thừa, xác chuột, hoa lá... ; nhóm chất thải cồng kềnh; giường, tủ, bàn, ghế, kệ... ; nhóm chất thải rắn sinh hoạt thông thường khác: túi nhựa, quần áo củ, tả giấy vệ sinh, thủy tinh... ; nhóm chất thải nguy hại phát sinh trong hoạt động sinh hoạt như: bóng đèn, pin, thiết bị điện tử, bình xịt côn trùng ...;). Tiếp tục thực hiện tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về công tác phân loại CTRSH tại nguồn; kiểm tra, giám sát thường xuyên để hướng dẫn người dân, hộ gia đình và các chủ nguồn thải thực hiện phân loại chất thải rắn tại nguồn theo quy định; đảm bảo 100% lượng chất thải sinh hoạt phát sinh trong cơ quan, đơn vị được phân loại tại nguồn; trong đó lượng chất thải thực phẩm phát sinh được xử lý bằng phương pháp sử dụng vi sinh vật bản địa (IMO, MEVI) để làm phân bón hữu cơ. Tại các trạm trung chuyển, điểm san tiếp CTRSH phải bố trí khu vực riêng cho chất thải sau phân loại đối với trường hợp chất thải sau phân loại thu gom không đủ tải hoặc đơn vị thu gom không trực tiếp vận chuyển thẳng về khu xử lý. Xây dựng điểm thu hồi chất thải nguy hại trong sinh hoạt theo tiêu chí và hướng dẫn của Sở Tài nguyên và Môi trường. Thực hiện tốt phong trào chống rác thải nhựa, các cơ quan, đơn vị, UBND các xã thay đổi việc sử dụng nước uống đóng chai nhựa sử dụng một lần bằng dụng cụ bằng sứ, thủy tinh hoặc kim loại Inox sử dụng lâu dài để góp phần giảm thiểu rác thải nhựa trong cơ quan, đơn vị; khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh, hộ gia đình, người dân sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường thay thế túi nilon, sản phẩm nhựa khó phân hủy, sử dụng một lần. 

KHU DAN CU AP 1 PHU LY  (26)_600_26052023145107.jpg

UBND huyện yêu cầu các cơ quan, đơn vị phụ trách tiêu chí môi trường thuộc huyện thường xuyên hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện trên địa bàn các xã nông thôn mới chặt chẽ, khách quan, đúng quy định; tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chuyên môn, các xã và các tổ chức chính trị - xã hội huyện để nâng cao nhận thức, kiến thức về bảo vệ môi trường trong mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện. Quan trọng nhất là hình thành thói quen, tự giác thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, chuyển giao chất thải cho đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý. Ngoài ra, các hộ gia đình có thể tận dụng nguồn rác thải hữu cơ để tạo ra những sản phẩm thân thiện môi trường (theo chương trình IMO huyện đã hướng dẫn thực hiện). ​

Vấn đề môi trường - cảnh quan là yếu tố cốt lõi để phát triển nông thôn bền vững. Thực hiện tốt tiêu chí môi trường vừa giúp cải thiện, nâng cao chất lượng sống của người dân vừa góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM trên địa bàn huyện
Hương Giang

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu - Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 
Điện thoại: (0251).3861114; Fax: (0251).3861114; Email: ubnd-vc@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Vĩnh Cửu " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​​