Để kịp thời hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ lúa cỏ, cỏ dại và chuột ăn hại lúa, sáng ngày 25/7/2024, tại Hội trường UBND xã THiện Tân, Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp với Hội nông dân xã Thiện Tân tổ chức lớp tập huấn “Kỹ thật Phòng trừ Lúa cỏ, cỏ dại và chuột hại lúa”.
Tham gia lớp tập huấn có khoảng 50 nông dân.Tại buổi tập huấn bà con nông dân được nghe Ông Dương Quang Vinh - Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp huyện hướng dẫn cho bà con nông dân về: kỹ thuật phòng trừ lúa cỏ, cỏ dại và chuột hại lúa. Được biết lúa cỏ có tên gọi khác như lúa ma, lua hoang, lúa dại,… cùng là loại lúa như trồng là loại phụ. Lúa cỏ không có đặc điểm về năng suất chất lượng như mong muốn, gây ảnh hưởng đến canh tác lúa thông qua việc cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng làm giảm sinh trưởng của cây với lúa trồng; lẫn hạt lúa cỏ làm giảm chất lượng thóc, gạo (lẫn tạp). Lúa cỏ có thời gian sinh trưởng ngắn, chín sớm, hạt rất dễ rụng nên có khả năng lây lan nhanh khó phòng trù và có thế gây thất thu năng suất, thậm chí mất trắng.
Chuột hại lúa là dịch hại quan trọng ở Châu Á. Ở Việt Nam, theo điuề tra có tới 43 loài chuột khác nhau, trong đó đa số là chuột sống ở rừng (30 loại), còn lại sống ở đồng ruộng (10-12 loài) và chuột nhà (4 loài).
Trong phòng trừ lúa cỏ, cỏ dại và chuột hại lúa thì thời gian đầu vụ sản xuất (vệ sinh đồng ruộng, lấy nước, làm đất, trước khi gieo cấy) là thời điểm thích hợp nhất để thực hiện và phát huy hiệu quả của các biện pháp phòng trừ trên diện rộng. Vì vậy thời kỳ đầu vụ là thời điểm chúng ta cần tập trung chỉ đạo, thực hiện lựa chọn và áp dụng động bộ các biện pháp kỹ thuật nhằm phòng trừ kịp thời, hiệu quả, ngăn ngừa nguy cơ lúa cỏ, cỏ dại và chuột hại lúa bùng phát gây thiệt hại nặng trên diên rộng bảo vệ kết quả sản xuất lúa vụ. Cụ thể như sau:
Biện pháp quản lý cỏ dại:
- Không để cỏ tạo hath trên ruộng.
- Sử dụng giống không lẫn hạt cỏ
- Vệ sinh nông cụ sạch cỏ trước khi sử dụng.
- Dùng phân hữu cơ đâ hoai ủ.
- Dùng lưới chắn hạt cỏ khi cho nước vào ruộng.
- Có thể nhổ cỏ bằng tay, làm đất, sử dụng nước thích hợp.
- Dùng thuốc hóa học: Robin 310EC, Topbuta 600EC, B.L Tachlor 60EC…
Nhiều nông dân có kinh nghiệm trừ chuột rất hay trộn hạt bã đậu vào thức ăn chuột, rải dầu nhớ có trộn thuốc trên đường đi của chuột, dùng âm thanh bắt chuột…Các kinh nghiệm nầy cần tổng kết, đánh giá và phát huy để góp phần vào phong trào trừ chuột.
Phòng trừ chuột là một vấn đề lâu dài, không thể sớn chiều mang lại kết quả ngay và rồi chấm dứt chiến dịch. Điều có ý nghĩa quyết định, cần phải quảng bá đến mọi người là ý thức duy trì và bảo vệ hệ sinh thái, trong đó chính con người là một thành viên sống cộng sinh, tồn tại cùng bao sinh vật khác, chính điều này có ý nghĩa hơn việc giết vài con chuột.
Qua buổi tập huấn giúp nông dân nắm vững kỹ thuật, phòng trừ lúa cỏ, cỏ dại và chuột hại lúa. Từ đó, giúp cho bà con nông dân phát triển tốt, cho mùa vàng bội thu./.