Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
Hướng dẫn gieo trồng vụ Mùa năm 2023 và triển khai giải pháp phòng chống sinh vật gây hại vụ Mùa trên địa bàn huyện

Theo dự báo của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh, từ nay đến cuối năm 2023 trên địa bàn tỉnh có nguy cơ xuất hiện các hiện tượng thời tiết nguy hiểm, gió Tây Nam mạnh, cần đề phòng dông, lốc xoáy, gió giật, mưa lớn diện rộng, mưa lớn cục bộ xuất hiện nhiều với cường độ mạnh.

 Để hướng dẫn người dân chủ động ứng phó với những bất lợi về thời tiết và sinh vật gây hại cây trồng đang phát sinh và có nguy cơ gây hại nặng ảnh hưởng lớn đến năng suất của vụ Mùa năm 2023. Đồng thời, thu hoạch đạt năng suất cao, Phòng NN&PTNT huyện đã ban hành Kế hoạch số 320/PNN-PTNT V/v hướng dẫn gieo trồng vụ Mùa năm 2023 và Văn bản số 320/PNN-PTNT V/v triển khai giải pháp phòng chống sinh vật gây hại vụ Mùa năm 2023.

Theo đó, Phòng NN&PTNT huyện đề nghị các cơ quan, đơn vị có liên quan, UBND các xã, thị trấn Vĩnh An đẩy mạnh công tác tuyên truyền, hướng dẫn nông dân trên địa huyện trồng gối vụ Mùa 2023 đối với một số diện tích cây trồng vụ Hè - Thu  2023 chưa đến kỳ thu hoạch để tranh thủ thời gian, đảm bảo thời vụ (như: cây bắp, cây màu, cây công nghiệp ngắn ngày).

Thời điểm xuống giống vụ mùa cụ thể cần căn cứ tình hình thực tế, theo dõi diễn biến của thời tiết, thiên tai và tình hình thu hoạch lúa Hè - Thu ở địa phương. Đối với việc gieo sạ cần tập trung dứt điểm theo từng khu vực, cánh đồng,  né rầy; không để trên cùng cánh đồng, khu vực có nhiều trà lúa khác nhau làm  ảnh hưởng đến công tác phòng chống sinh vật gây hại, đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Thời vụ xuống giống lúa đồng loạt tập trung từ tháng 9 đến tháng 10/2023.

Về cây lúa: Tập trung phát triển các giống lúa gạo trắng, hạt dài, như: Đài thơm 8, OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 7347, OM 4218, jasmine 85…, tỷ lệ 55% - 60%.

- Nhóm giống thơm đặc sản: ST 24, ST 25, RVT, Nàng Hoa 9, VD 20…, tỷ lệ  15% - 20%. 

- Nhóm giống lúa nếp IR 4625, nếp Bè…, tỷ lệ <10%. 

- Nhóm giống chất lượng trung bình có thể duy trì tỷ lệ <15% trong cơ cấu  giống.

Phòng Nông nghiệp cũng khuyến cáo nông dân vệ sinh đồng ruộng sau khi thu hoạch, cày ải đảm  bảo thời gian cách ly nguồn bệnh.

11.10.2023-huong dan gieo trong.jpg

Về cây bắp:  Sử dụng các giống như: NK 67, NK 67 Bt, NK 66 Bt, NK 7328, DK  6919, G49, NK 46, DK 414, NK 72, DK 8868, DK 8868 Bt, NK 7328 Bt, DK  6818, DK 9901, CP 501S, DEKAB 919, VN 25-99…

Nông dân cần căn cứ mục đích trồng bắp lấy hạt hay sinh khối để quyết định mật độ trồng thích hợp. Chú ý phải đánh rãnh thoát nước vì cây bắp rất cần nước nhưng sợ úng, khi ruộng bắp có nhiều cỏ, có thể nhổ bằng tay hoặc cuốc, tránh làm tổn thương rễ.

Những vùng bị nhiễm sâu keo mùa thu ở vụ trước nên sử dụng các giống  biến đổi gen để giảm thiệt hại. Chủ động các biện pháp phòng trừ sâu keo mùa thu, áp dụng quy trình kỹ thuật phòng chống sâu keo mùa thu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (ban hành theo Quyết định số 218/QĐ BNNBVTV ngày 16/01/2020); thực hiện Chỉ thị số 4962/CT-BNN-BTVT ngày 15/7/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về phòng chống sâu keo mùa thu; 

11.10.2023- hướng dan gieo trồng.jpg

Đối với cây mì, nông dân không trồng các giống mì bị bệnh khảm lá virus nặng (HL-S11, KM  419), nghiêm cấm mua bán, trồng giống mì HL-S11; nên sử dụng các giống ít nhiễm  bệnh như: KM 60, KM 101, KM 140, KM 98-5, KM 98-1, HN 3, HN 1, HN 5.

Những vùng bị bệnh khảm lá nặng nên chuyển đổi cây trồng khác (không  trồng lại với cây kí chủ của bọ phấn trắng: thuốc lá, cà chua, cà tím, bầu bí, ớt,  chanh dây…) hoặc không trồng cây mì ít nhất 01 vụ.

Khi chặt hom dùng các loại dụng cụ  sắc, bén để chặt và tránh làm cho hom bị thương tổn về mặt cơ giới như trầy vỏ hoặc dập phần thân gỗ của hom, không nên chặt hom quá ngắn hoặc quá dài, để  tránh cho hom giống bị sâu bệnh phá hoại nên xử lý hom giống trước khi trồng bằng cách nhúng vào các hỗn hợp thuốc diệt nấm và côn trùng thông dụng; hoặc rải thuốc trừ côn trùng theo hàng và hốc trước khi đặt hom mì. Có thể dùng vôi hòa loãng nồng độ 5% hoặc thuốc BVTV để ngâm hom giống, thời gian ngâm khoảng 08 - 10 phút để diệt vi sinh vật, ngăn ngừa bệnh gây hại cho cây mì. 

Đối với cây ăn trái, công nghiệp: Chăm sóc, bón phân đầy đủ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời tiết, ưu  tiên quản lý sức khỏe cây trồng tổng hợp (IPHM) để nhằm giảm thiểu những tác động gây bất lợi cho cây trồng và phát huy các yếu tố nội tại của cây trồng, ngăn chặn sự bùng phát của sinh vật gây hại, đồng thời nâng cao giá trị sản phẩm, bảo vệ môi trường sinh thái và đa dạng sinh học.

Theo dõi tình hình sinh vật gây hại để có biện pháp xử lý kịp thời.  Đối với bệnh Greening gây hại trên cây có múi tiến hành xử lý, tiêu hủy những  cây bị bệnh Greening nặng, tránh lây lan.

Với các loại cây công nghiệp, người dân theo dõi và chủ động phòng chống sinh vật gây hại như: tuyến trùng rễ, bệnh chết nhanh, bệnh chết chậm... trên cây hồ tiêu; bọ xít muỗi, bệnh  thán thư...trên cây điều. 

Ngoài ra, Phòng Nông nghiệp khuyến cáo nông dân tăng cường sử dụng phân bón hữu cơ, giảm phân bón hoá học và thuốc bảo vệ thực vật, tăng cường giải pháp tưới nước tiết kiệm,... sản xuất chứng nhận để nâng cao chất lượng sản phẩm. Đầu mùa mưa phá bồn, đào mương thoát nước cho cây trồng, nhất là  những vườn trũng hoặc vườn hay bị ngập cục bộ. Đối với diện tích trồng mới, cần dùng các biện pháp che mưa, chắn gió cho cây; tỉa cành tạo tán, bón phân cân đối tạo điều kiện cho cây sinh trưởng tốt vượt qua các điều kiện bất lợi, sử dụng hệ thống tưới tiết kiệm, chú ý bón vôi, phân hữu cơ hoai mục, thoát nước tốt tránh để đọng nước trong vườn, thường  xuyên thăm vườn phát hiện sinh vật hại thu gom tàn dư cây bệnh mang ra khỏi vườn, tiêu hủy tàn dư thực vật.

Đối với cây trồng cho hiệu quả kinh tế thấp, nông dân nên chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo định hướng ngành nông nghiệp và của địa phương sang trồng cây rau màu, đậu các loại...nhằm tăng hiệu quả sản xuất.

Vận động các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia sản xuất theo quy trình GAP, tham gia các dự án chuỗi liên kết để có cơ sở xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả an toàn tại các thị trường nói chung và Chợ đầu mối Nông sản Thực phẩm Dầu Giây nói riêng. ​/.


Trong quá trình sản xuất, thực hiện tuân thủ các quy định về thu gom, xử lý, sử dụng phụ phẩm cây trồng trên địa bàn theo Thông tư số 12/2021/TTBNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn việc thu  gom, xử lý chất thải chăn nuôi, phụ phẩm nông nghiệp tái sử dụng cho mục đích  khác và Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng chính phủ về  tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí.
Diễm Phương

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu - Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 
Điện thoại: (0251).3861114; Fax: (0251).3861114; Email: ubnd-vc@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Vĩnh Cửu " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​​