Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
Quy định về thanh toán không dùng tiền mặt

Hiện nay, việc thanh toán không dùng tiền mặt đã trở thành thói quen của đa số người dân. Người dân (Chủ tài khoản) cần hiểu đúng về quy định phong tỏa tài khoản thanh toán và các quy định liên quan để chủ động xử lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng khi xảy ra trường hợp chuyển khoản nhầm.

Việc phong tỏa tài khoản thanh toán không chỉ đơn thuần là một biện pháp kiểm soát rủi ro, mà còn là biện pháp bảo vệ cho cả chủ tài khoản và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán. Việc này giúp giữ nguyên số tiền nhầm, đảm bảo có thể hoàn trả cho người chuyển khoản một cách nhanh chóng và chính xác.

Theo Nghị định số 52/2024/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thanh toán không dùng tiền mặt, Nghị định này hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2024.

Các trường hợp phong tỏa tài khoản thanh toán

Điểm mới của Nghị định 52/2024/NĐ-CP, so với quy định hiện hành là bổ sung thêm quy định về phong tỏa tài khoản thanh toán. Theo đó, tài khoản thanh toán bị phong tỏa một phần hoặc toàn bộ số dư trên tài khoản thanh toán trong các trường hợp sau:

1. Theo thỏa thuận trước giữa chủ tài khoản thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc theo yêu cầu của chủ tài khoản;

2. Khi có quyết định hoặc yêu cầu bằng văn bản của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

3. Khi tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phát hiện có nhầm lẫn, sai sót khi ghi Có nhầm vào tài khoản thanh toán của khách hàng hoặc thực hiện theo yêu cầu hoàn trả lại tiền của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển tiền do có nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán của bên chuyển tiền sau khi ghi Có vào tài khoản thanh toán của khách hàng. Số tiền bị phong tỏa trên tài khoản thanh toán không được vượt quá số tiền bị nhầm lẫn, sai sót;

4. Khi có yêu cầu phong tỏa của một trong các chủ tài khoản thanh toán chung trừ trường hợp có thỏa thuận trước bằng văn bản giữa tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và các chủ tài khoản thanh toán chung.


7.06.2024-thanh toán không dùng tiền mặt.jpg

Nếu lỡ chuyển tiền nhầm vào tài khoản của người khác thì người chuyển cần làm:

- Người chuyển cần đến văn phòng giao dịch của ngân hàng nơi mở tài khoản và cung cấp các giấy tờ chứng minh liên quan. Người chuyển cần cung cấp đủ thông tin để ngân hàng có thể hỗ trợ tốt nhất. Sau đó, ngân hàng sẽ rà soát, kiểm tra giao dịch đã phát sinh trên.

Trong trường hợp thông tin giao dịch là lỗi từ phía ngân hàng, do nhầm lẫn, sai sót so với lệnh thanh toán thì ngân hàng sẽ tiến hành yêu cầu phong tỏa số tiền đã gửi vào tài khoản của người nhận. Nếu xác nhận được thông tin giao dịch hoàn toàn trùng khớp với lệnh thanh toán của khách hàng thì ngân hàng không có quyền phong tỏa tiền chuyển nhầm hay hoàn trả lại.

Khi phát hiện có người chuyển nhầm vào tài khoản, người nhận được tiền cần liên hệ với ngân hàng nơi mình mở tài khoản hoặc thông báo về việc nhận tiền chuyển nhầm và ngân hàng sẽ hỗ trợ kiểm tra thông tin của người chuyển để người nhận chuyển trả lại tiền cho bên chuyển.

Ngoài ra, người nhận có thể giao nộp cho UBND cấp xã hoặc công an gần nhất để thông báo công khai cho người chuyển nhầm biết nhận lại. Điều này đã được quy định tại Điều 165, 228, 579 của Bộ luật Dân sự năm 2015./.


Diễm Phương

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu - Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 
Điện thoại: (0251).3861114; Fax: (0251).3861114; Email: ubnd-vc@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Vĩnh Cửu " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​​