Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
Lợi ích khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện

Bảo hiểm tai nạn lao động (TNLĐ) tự nguyện là chế độ bảo hiểm được triển khai bởi cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam giúp mang lại sự an tâm và giảm thiểu gánh nặng tài chính cho người tham gia trong trường hợp không may bị tai nạn lao động trong quá trình làm việc.

Theo quy định người làm thuê trong lĩnh vực nông nghiệp, xây dựng được quyền tham gia bảo hiểm (BH) tai nạn lao động (TNLĐ) tự nguyện. Khi tham gia BHTNLĐ tự nguyện mà bị TNLĐ, người lao động (NLĐ) sẽ được BHTNLĐ tự nguyện chi trả, cùng với sự hỗ trợ từ phía người đã thuê mướn mình.

Với NLĐ đang làm việc theo hợp đồng lao động (HĐLĐ) từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng thuộc đối tượng phải tham gia BHTNLĐ bắt buộc. Khi NLĐ tham gia BHTNLĐ bắt buộc bị TNLĐ sẽ được hưởng đầy đủ các quyền lợi theo quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 gồm: trợ cấp một lần (Điều 48); trợ cấp hàng tháng (Điều 49); trợ cấp phục vụ (Điều 52); trợ cấp khi NLĐ chết do TNLĐ, bệnh nghề nghiệp (Điều 53)…

Một khi không thuộc đối tượng tham gia BHTNLĐ bắt buộc thì NLĐ có quyền tham gia BHTNLĐ tự nguyện theo điểm c, khoản 3, Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và Nghị định 143/2024/NĐ-CP ngày 1-11-2024 của Chính phủ quy định về BHTNLĐ theo hình thức tự nguyện đối với NLĐ làm việc không theo HĐLĐ (viết tắt Nghị định 143, có hiệu lực từ ngày 1-1-2025). Khi đó, NLĐ sẽ được hưởng các quyền lợi về giám định mức suy giảm khả năng lao động; trợ cấp TNLĐ (Điều 4 Nghị định 143) khi bị TNLĐ trong quá trình lao động.

16.5.2025 - Lợi ích khi tham gia bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện.jpg

Tuy nhiên, hiện còn nhiều NLĐ làm nghề tự do như: phụ hồ, đào đất, thu hoạch nông sản thuê… chưa nắm bắt các chính sách nêu trên của BHTNLĐ tự nguyện; trong khi công việc làm thuê, làm mướn của họ thu nhập không ổn định và gặp nhiều rủi ro trong quá trình lao động.

Theo Khoản 2, Điều 5 Nghị định 143/2024/NĐ-CP ngày 1-11-2024 của Chính phủ quy định về BHTNLĐ theo hình thức tự nguyện đối với NLĐ làm việc không theo HĐLĐ, người tham gia BHTNLĐ tự nguyện không được hưởng các chế độ TNLĐ nếu tai nạn xảy ra do một trong các nguyên nhân như: mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến công việc, nhiệm vụ lao động; NLĐ cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân; sử dụng chất ma túy, chất gây nghiện trái quy định của pháp luật.

Nhằm giúp NLĐ nhanh chóng tiếp cận với loại hình BHTNLĐ tự nguyện, để BHTNLĐ tự nguyện chia sẻ phần nào khó khăn về vật chất, tinh thần khi NLĐ bị TNLĐ trong quá trình làm việc.

Theo các Luật gia thông tin, đối tượng được quyền tham gia BHTNLĐ tự nguyện là NLĐ làm việc không theo HĐLĐ từ đủ 15 tuổi trở lên, không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc về TNLĐ, bệnh nghề nghiệp. Khi tham gia BHTNLĐ tự nguyện, NLĐ được thụ hưởng chế độ BHTNLĐ tự nguyện gồm: giám định mức suy giảm khả năng lao động; trợ cấp TNLĐ. Bên cạnh đó, khi NLĐ bị TNLĐ qua đời thì thân nhân của họ được hưởng trợ cấp một lần bằng 31,5 lần tháng lương tối thiểu vùng IV.

Về phương thức đóng và mức đóng của NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện, quy định tại Điều 11 Nghị định 143 có quy định, NLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện đăng ký với cơ quan BHXH theo một trong 2 phương thức đóng sau đây: đóng 6 tháng/lần, hoặc đóng 12 tháng/lần. Mức đóng BHTNLĐ tự nguyện như sau: mức đóng 6 tháng bằng 6% tháng lương tối thiểu vùng IV; mức đóng 12 tháng bằng 12% tháng lương tối thiểu vùng IV.

Đồng thời, tại Khoản 1, Điều 12 Nghị định 143 quy định, NLĐ làm việc không theo HĐLĐ tham gia BHTNLĐ tự nguyện được Nhà nước hỗ trợ tiền đóng theo tỷ lệ phần trăm (%) trên mức đóng BHTNLĐ, cụ thể như sau: bằng 30% đối với người tham gia BHTNLĐ tự nguyện thuộc hộ nghèo theo mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn; bằng 25% đối với người tham gia BHTNLĐ tự nguyện thuộc hộ cận nghèo theo mức chuẩn hộ cận nghèo khu vực nông thôn; bằng 10% đối với NLĐ khác.

NLĐ tham gia chế độ bảo hiểm tai nạn lao động tự nguyện đối với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động là một dấu mốc quan trọng trong quá trình xây dựng một xã hội công bằng và văn minh. Đây là một cơ hội để người lao động bảo vệ bản thân và gia đình trước những rủi ro không lường trước.​/.


Diễm Phương

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu - Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 
Điện thoại: (0251).3861114; Fax: (0251).3861114; Email: ubnd-vc@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Vĩnh Cửu " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​​