Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
Kế hoạch gieo trồng vụ Đông - Xuân năm 2023 - 2024

Nhằm chủ động phòng chống dịch hại cây trồng ngay từ đầu vụ, góp phần thực hiện thắng lợi kế hoạch sản xuất nông nghiệp niên vụ 2023 - 2024, đồng thời, đảm bảo sản xuất vụ đông - xuân năm 2023 - 2024 đạt hiệu quả, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện vừa ban hành Hướng dẫn Kế hoạch gieo trồng vụ Đông - Xuân năm 2023 - 2024 trên địa bàn huyện.

Theo đó, Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đề nghị UBND các xã, thị trấn Vĩnh An, Hội Nông dân huyện, Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện phối hợp tăng cường công tác thông tin tuyên truyền, vận động bà con nông dân gieo trồng vụ Đông - Xuân 2023 - 2024 đạt hiệu quả kinh tế cao, hạn chế thiệt hại gây ra bằng các biện pháp cụ thể như:

- Khi thu hoạch cây trồng vụ Mùa 2023, cần tổ chức tốt dịch vụ phơi sấy, sơ chế, bảo quản nông sản sau thu hoạch. Nông dân cần gieo trồng đúng thời vụ, theo hướng tập trung, tránh gieo sạ thành nhiều trà  lúa khác nhau làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống sinh vật gây hại, đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Thực hiện việc xuống giống lúa đồng loạt, tập trung theo từng cánh đồng. Với vụ Đông - Xuân sớm, xuống giống  trong đầu tháng 12/2023; còn lại gieo sạ vào cuối tháng 12/2023 và tháng 01/2024, kết thúc trước 20/01/2024.

8.12.2023-gieo trồng vụ Đông - Xuân 2023 - 2024 (2).jpg

Bên cạnh đó, khuyến cáo các giống lúa được phép sản xuất đại trà là các giống lúa chất lượng cao phù hợp với yêu cầu của thị trường, tăng tỷ lệ sử dụng giống lúa thơm có thời gian sinh trưởng từ 90 ngày đến 105 ngày. Đẩy mạnh sử dụng cấp giống xác nhận, giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng, cứng cây, ít đỗ ngã, chống chịu sâu bệnh và khô hạn tốt. Chú ý sử dụng các giống lúa chịu được hạn, phèn tại những vùng có nguy cơ hạn cuối vụ như: giống OM6976, OM4900, OM6162, OM 5451, ML48, Đài Thơm 8... hoặc TH41, ML202, Jasmine 85, IR64, OM 7347…sử dụng giống lúa ít nhiễm, sạ hàng với lượng giống 100-120  kg/ha, bón phân cân đối, sử dụng thuốc sinh học và hóa học chọn lọc, áp dụng  IPHM. Cần chú ý các đối tượng gây hại đối với cây lúa như rầy phấn trắng xuất hiện và gây hại chủ yếu ở giai đoạn lúa đẻ nhánh, gia tăng mật số ở giai đoạn làm đòng hoặc trổ; sâu năn, rầy nâu, bệnh  vàng lùn, lùn xoắn lá, bệnh bạc lá, đạo ôn cổ bông hại lúa

- Đối với bắp khuyến cáo trồng các giống như: NK 67, NK 67 Bt, NK 66 Bt, NK7328, DK 6919, G49, NK46, DK414, NK72, DK8868, DK8868 Bt, NK7328 Bt, DK6818, DK9901, CP501S, DEKAB919, VN25-99; không trồng các giống dài ngày nếu không có khả năng chủ động nguồn nước tưới; lưu ý sử dụng giống biến đổi gene đối  với những khu vực đã từng nhiễm sâu keo mùa thu nặng.

- Đối với mì: khuyến cáo trồng các giống như: KM 60, KM101, KM140, KM98-5, KM98-1, HN3, HN. Tránh dùng hom giống trên các ruộng vụ trước bị bệnh khảm lá để trồng. Không trồng các giống mì bị bệnh khảm lá virus nặng (HL-S11, KM419), trong đó nghiêm cấm mua bán, trồng giống mì HL-S11, sử dụng các giống  kháng bệnh khảm lá như HN1, HN3, HN5, HN36, HN80, HN97 thay thế các  giống nhiễm bệnh. Những vùng bị bệnh khảm lá virus nặng nên chuyển đổi cây trồng khác  (không trồng lại với cây kí chủ của bọ phấn trắng: thuốc lá, cà chua, cà tím, bầu  bí, ớt, chanh dây..) hoặc không trồng cây mì ít nhất 01 vụ. Khi thu hoạch tận thu năng suất cần tiêu huỷ thân lá. Tuyệt đối không sử dụng hom giống từ ruộng nhiễm bệnh này, nghiêm cấm hành vi mua bán hom  giống từ ruộng nhiễm bệnh.

Khuyến khích nông dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, hiệu quả, từ kinh tế thấp sang trồng cây rau màu, đậu các loại...nhằm tăng hiệu quả sản xuất. Căn cứ tình hình cụ thể của địa phương để xây dựng thời gian xuống giống phù hợp.

8.12.2023-gieo trồng vụ Đông - Xuân 2023 - 2024.jpg

Ngoài ra, khuyến cáo nông dân thường xuyên tổ chức thăm đồng, phát hiện sớm các đối tượng sinh vật gây hại cây trồng để có biện pháp phòng chống hiệu quả, tránh lây lan gây hại trên diện rộng và ảnh hưởng tới năng suất cây trồng. Chú ý các đối tượng sâu bệnh hại mới nổi như sâu keo mùa thu, khảm lá mì và đối tượng chưa xuất hiện đang theo dõi như châu chấu sa mạc. Nông dân cần sử dụng nước tiết kiệm, ứng dụng các biện pháp tưới tiên tiến, tiết kiệm nước; tận dụng tối đa nguồn nước tự nhiên từ ao, hồ, sông, suối, giếng khoan, giếng đào… để phục vụ  sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân tích cực tham gia sản xuất theo quy trình GAP, định hướng hữu cơ, tham gia các dự án chuỗi liên kết để có  cơ sở xây dựng chuỗi liên kết sản xuất - tiêu thụ sản phẩm rau, củ, quả an toàn  tại các thị trường tiêu thụ nói chung và chợ đầu mối Dầu Giây nói riêng; tích cực tham gia xây dựng mã vùng trồng nhằm hướng đến xuất khẩu nông sản./.


Diễm Phương

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu - Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 
Điện thoại: (0251).3861114; Fax: (0251).3861114; Email: ubnd-vc@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Vĩnh Cửu " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​​