Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
Triển khai các giải pháp phòng, chống sinh vật gây hại vụ Đông - Xuân 2023-2024

Vụ Đông - Xuân có vai trò quan trọng trong cơ cấu sản xuất nông nghiệp của huyện. Sản lượng cây trồng vụ Đông - Xuân chiếm tỷ trọng tương đối lớn trong tổng sản lượng lương thực của năm. Với thời điểm hiện nay là điều kiện thuận lợi cho cây trồng vụ đông xuân sinh trưởng, phát triển. Cùng với đó là sự phát triển của các loại sâu, bệnh gây hại.

Để phòng, chống sinh vật gây hại vụ  Đông - Xuân 2023-2024, ngày 22/12/2023 Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện đã ban hành văn bản số 449/PNN.PTNT đề nghị UBND các xã, thị trấn Vĩnh An triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống sinh vật gây hại vụ Đông - Xuân 2023-2024 theo hướng dẫn của Chi cục Trồng trọt, Bảo vệ thực vật và Thủy lợi, cụ thể:

Đối với cây ngắn ngày như cây lúa: Chú ý vệ sinh đồng ruộng nhất là khâu xử lý lúa chét, gốc rạ từ vụ Mùa vì đây là nguồn lưu tồn chính của nhện gié và một số sâu bệnh khác gây hại. Thời điểm xuống giống cụ thể cần theo dõi tình hình thời  tiết để quyết định giai đoạn gieo sạ, việc gieo sạ theo hướng tập trung dứt điểm  theo từng khu vực, cánh đồng, né rầy, không để trên cùng cánh đồng, khu vực có  nhiều trà lúa khác nhau làm ảnh hưởng đến công tác phòng chống sâu bệnh hại,  đặc biệt là rầy nâu, bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá. Đồng thời, nên sử dụng giống xác nhận, ưu tiên giống ngắn ngày có năng suất, chất lượng cao, cứng cây, chống đổ ngã, chống chịu khô  hạn tốt. Đối với vùng có nguy cơ thiếu nước cuối vụ và vùng ngập úng đầu vụ nên sử dụng giống lúc có thời gian sinh trưởng ngắn ngày, cực ngắn ngày có thời gian sinh trưởng không quá 90 ngày. Vùng chủ động nước tưới nên sử dụng giống lúa thuần, lúa lai có năng suất cao, chất lượng tốt, kháng sâu bệnh và có thời gian sinh trưởng  từ 90 đến 95 ngày.

Các giống lúa gieo trồng trong vụ Đông Xuân, nhóm giống chủ lực khả năng thích ứng rộng, diện tích ổn định, khả năng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu tốt, gồm: OM 6976, OM 4900, OM 6162, OM 5451, ML 48, Đài Thơm 8,...;  nhóm giống bổ sung: TH 41, ML 202, Jasmine 85, IR 64, OM 7347,…; nhóm  giống chịu được độ mặn ở mức trung bình – khá (2 – 3 ‰): OM 6976, OM 5451,  OM 9921, OM 6677, AS 996,…

Đối với những diện tích trồng lúa kém hiệu quả, có khả năng bị hạn hán kéo dài, thiếu nước tưới, khuyến cáo nông dân chuyển đổi sang cây trồng sử dụng ít nước hơn, có thị trường tiêu  thụ như ngô, lạc, mè, rau đậu các loại, sắn, khoai lang,... hoặc chuyển dịch mùa  vụ gieo trồng để tránh thiệt hại do khô hạn; vùng có nước tưới khi chuyển đổi  màu, tập trung đầu tư thâm canh những cây trồng hiệu quả cao: ngô lai, lạc, đậu  tương, rau đậu các loại, ... đẩy mạnh liên kết sản xuất, tập trung đầu tư thâm canh  để nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm; trên đất lúa chuyển đổi cần quy hoạch bố trí gieo trồng tập trung cùng nhóm cây trồng để dễ điều tiết nguồn nước  tưới, cơ giới hoá.

4.1.2024- bệnh cây bắp.jpg

Ngoài ra, nông dân nên áp dụng các biện pháp kỹ thuật “1 phải, 5 giảm'"; tăng sử dụng  phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật sinh học; giảm lượng giống lúa gieo sạ hợp lý, như: lúa thuần gieo 80 - 100 kg/ha, lúa lai gieo 40 - 50 kg/ha; sử dụng hạt giống cấp xác nhận; tranh thủ nguồn nước tưới đủ cho 3 lần bón phân và thời kỳ trổ bông; đẩy mạnh áp dụng cơ giới hoá trong các khâu của sản xuất, đặc biệt sử dụng  máy cấy, máy gieo hạt để giảm lượng giống gieo.

Đối với cây bắp nên sử dụng các giống có thời gian sinh trưởng ngắn; không trồng các giống dài ngày nếu không có khả năng chủ động nguồn nước tưới. Quản lý tốt sâu keo mùa thu gây hại trên cây bắp. Thực hiện Quy trình phòng chống sâu keo mùa thu theo Văn bản số 1064/BVTV-TV ngày 03 tháng 05 năm 2019 của  Cục Bảo vệ thực vật.

Đối với cây mì: thực hiện Quy trình kỹ thuật phòng trừ bệnh khảm lá mì của Cục  Bảo vệ thực vật theo Văn bản số 1605/BVTV-TV ngày 21/7/2017 khi phát hiện  bệnh và Quy trình canh tác mì, quy trình sản xuất giống mì sạch bệnh khảm lá và  quy trình tự sản xuất giống mì sạch bệnh khảm lá theo Văn bản số 622/TT-CLT  ngày 29/5/2019 của Cục Trồng trọt. Phát hiện và phòng chống kịp thời nhện đỏ,  bọ trĩ.

4.1.2024 - bệnh cây mì.jpg

Cây rau: cần bón vôi, phơi ải, luân canh, bón phân chuồng hoai mục có  bổ sung nấm đối kháng Trichoderma sp., sử dụng phân hữu cơ vi sinh, hạn chế sử dụng phân đạm, sử dụng thuốc trừ sâu sinh học thay cho thuốc hóa học để giảm  nguy cơ ngộ độc thực phẩm. 

Đối với cây dài ngày cần rà soát, đánh giá hiện trạng cây ăn quả, đặc biệt cây ăn quả trồng xen  trong cây công nghiệp hồ tiêu, cà phê, điều, .., lưu ý mật độ trồng xen và kỹ thuật canh tác phải đúng quy trình, để đảm bảo năng suất, chất lượng các cây trồng;  có định hướng, giải pháp phát triển phù hợp. Tiếp tục xây dựng và triển khai tái canh cà phê, điều. Thực hiện tốt tái canh cây cà phê theo Kế hoạch số 256A/KH-UBND ngày 25/11/2022 của Ủy ban  nhân dân tỉnh về việc triển khai thực hiện Đề án Tái canh cà phê giai đoạn 2021- 2025 trên địa bàn tỉnh Đồng Nai. Tăng cường đầu tư chăm sóc, sử dụng bón phân hữu cơ, giảm giá thanh  sản xuất, sử dụng phân vô cơ tuân thủ nguyên tắc 4 đúng. Đẩy mạnh sản xuất có  chứng nhận VietGAP, 4C, Rainforest, Hữu cơ, ... trên các đối tượng cây công  nghiệp, cây ăn quả. Áp dụng giải pháp phòng chống hạn thông qua tưới nước tiết kiệm, che  phủ đất bằng các tàn dư thực vật, ...

Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện cũng đề nghị Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, Hội Nông dân huyện đẩy mạnh công tác phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị theo chỉ đạo của UBND huyện về dự tính, dự báo sâu, bệnh hại, các giải pháp phòng, trừ sâu, bệnh hại để khuyến cáo các địa phương thực hiện. Kịp thời hướng dẫn thực hiện tốt kế hoạch gieo trồng của địa phương; tăng cường kiểm tra, thăm vườn nhằm phát hiện sớm sâu, bệnh hại trên cây trồng; hướng dẫn bà con nông dân áp dụng những giải pháp chăm sóc, phòng trừ sâu, bệnh hại theo khuyến cáo. Trong quá trình trồng trọt nông dân có biện pháp phòng trừ cần phải thực hiện phun trừ, khuyến cáo bà con nông dân sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật sinh học nhằm bảo vệ môi trường, giảm nguy cơ nhờn thuốc của dịch hại và sự ảnh hưởng tới sức khỏe con người. ​

Diễm Phương

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu - Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 
Điện thoại: (0251).3861114; Fax: (0251).3861114; Email: ubnd-vc@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Vĩnh Cửu " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​​