Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
Phòng, chống hạn hán, thiếu nước xảy ra trong mùa khô năm 2023 – 2024 trên địa bàn huyện

Theo các kết quả dự báo mới nhất về hiện tượng ENSO của Trung tâm dự báo khí tượng thuỷ văn cho thấy xu thế nhiệt độ mặt nước biển khu vực trung tâm Thái Bình Dương tiếp tục trong pha lạnh và hiện tượng La Nina còn duy trì từ nay đến tháng 3/2024 với xác suất khoảng 95%, vào tháng 3 - 5/2024 duy trì khoảng từ 60-85% và cường độ giảm dần.

Từ tháng 01 đến tháng 5/2024, nhiệt độ trung bình trên phạm vụ toàn quốc phổ biến cao hơn khoảng 0,5-1,50C so với trung bình nhiều năm cùng thời kỳ. Tại khu vực Tây nguyên và Nam bộ dự báo các tháng đầu năm 2024 sẽ ít mưa, do vậy mhiều khả năng xảy ra khô hạn kéo dài trong các tháng mùa khô năm 2024. Về nắng nóng, có khả năng xuất hiện ở khu Tây Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ và một số nơi thuộc Tây nguyên từ khoảng tháng 3/2024, sau đó có xu hướng mở rộng hơn từ tháng 4/2024.

Nhằm chủ động nguồn nước để đảm bảo phục vụ sản xuất và sinh hoạt trong mùa khô năm 2023- 2024, ngày 05//1/2024, UBND huyện ban hành Kế hoạch số 08/KH-UBND về phòng, chống hạn hán, thiếu nước xảy ra trong mùa khô năm 2023 - 2024 trên địa bàn huyện.

11.01.24 Phòng, chống hạn hán, thiếu nước.jpg ​

Nội dung công tác phòng, chống hạn hán trong mùa khô năm 2023 2024 tập trung vào  xây dựng và tổ chức triển khai Kế hoạch phòng, chống và ứng phó với hạn hán xảy ra; chủ động sử dụng nguồn ngân sách địa phương để xử lý kịp thời các tình huống xảy ra trong mùa khô 2023 - 2024.  Thực hiện tốt công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành, địa phương, đơn vị và các tổ chức, cá nhân sử dụng nước. Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của toàn dân trong việc tiết kiệm, tránh lãng phí nguồn nước sử dụng cho sinh hoạt, sản xuất; điều chỉnh cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đẩy mạnh tưới tiên tiến, tiết kiệm nước, sử dụng hiệu quả cao nhất nguồn nước hiện có. Chủ động trong công tác phòng, chống, ứng phó kịp thời, có hiệu quả, giảm thiểu thiệt hại do hạn hán, nguy cơ cháy rừng gây ra cho người dân, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của huyện Vĩnh Cửu năm 2023 và những năm tiếp theo.

Để thực hiện có hiệu quả các nội dung trên, UBND huyện yêu cầu các địa phương, đơn vị huy động mọi nguồn lực thực hiện có hiệu quả các giải pháp như:

*  Giải pháp ngắn hạn 

- Duy trì thực hiện nhiệm vụ cấp nước sinh hoạt, sản xuất, trong đó tập trung sửa chữa kịp thời hư hỏng ở các công trình thủy lợi sau mùa mưa lũ năm 2023; tiếp tục đầu tư, hoàn thiện và kiên cố hóa hệ thống kênh mương, nhất là kênh nội đồng; đầu tư xây dựng mới công trình thủy lợi đồng thời với việc tổ chức quản lý, khai thác hiệu quả năng lực phục vụ của các công trình thủy lợi. Huy động người dân, lực lượng dân quân tự vệ...hỗ trợ nạo vét kênh mương nội đồng, đắp đập thời vụ (đập tạm) để trữ nước phục vụ trong mùa khô. Áp dụng các biện pháp tưới nước tiết kiệm, chú trọng nhân rộng các mô hình tưới nước tiết kiệm, tiên tiến đạt hiệu quả cao. Xây dựng và phát triển vùng chuyên canh, tập trung để thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống tưới nước tiết kiệm. Khuyến cáo nhân dân tận dụng, khai thác tất cả các nguồn nước trên địa bàn để phục vụ sản xuất.

Căn cứ điều kiện thực tế của từng vùng, các địa phương xây dựng kế hoạch sản xuất vụ Đông - Xuân được tính toán dựa trên cơ sở các nguồn nước sẵn có trên địa bàn. Đối với những khu vực thiếu nước, vận động người dân không gieo trồng tự phát vượt quá khả năng phục vụ tưới của các công trình thủy lợi, chủ động chuyển sản xuất vụ Đông - Xuân sang vụ Hè Thu sớm, hoặc gieo trồng loại cây ngắn ngày, chịu hạn tốt, đạt năng suất và sản lượng cao để tránh xảy ra thiệt hại do hạn hán, thiếu nước gây ra. Xây dựng kế hoạch tưới và lịch phân phối nước cụ thể ở các công trình cho từng khu vực, từng cánh đồng, tránh xảy ra tình trạng sử dụng nước miễn phí ở đầu nguồn, dẫn đến cuối nguồn không có nước tưới. Tăng cường công tác quản lý, điều tiết nguồn nước kịp thời theo kế hoạch. Việc phân phối nước phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị quản lý khai thác công trình thủy lợi với các tổ chức, cá nhân, hộ dùng nước và bám sát lịch thời vụ gieo trồng, nhu cầu dùng nước của cây trồng. Thường xuyên theo dõi mực nước trên các sông, hồ để chủ động điều tiết nước hợp lý, tiết kiệm; bơm trữ vào các khu vực ao, hồ, vùng trũng để dự trữ. Tổ chức nạo vét, phát dọn kênh mương, khơi thông cống rãnh, dòng chảy, khắc phục ngay những chỗ hư hỏng, rò rỉ để chống thất thoát nước. Chuẩn bị sẵn sàng phương án lắp đặt các trạm bơm dã chiến điện, dầu trên các tuyến kênh, kênh tiêu, ao, đầm, hồ tại các vị trí thuận lợi để tận dụng cấp nước tưới. Tăng cường tuyên truyền vận động người dân chủ động tham gia vào việc phòng, chống hạn hán, nguy cơ cháy rừng, góp phần thực hiện tốt công tác phòng, chống thiên tai trong mùa khô đạt hiệu quả.

- Có phương án cung cấp nước uống cho gia súc, bảo đảm cung cấp cho các thời kỳ khô hạn; tăng cường trồng, chế biến cỏ dự trữ (phơi khô, ủ chua), bảo đảm cho chăn nuôi. Xây dựng chuồng trại đảm bảo che mát, chọn hướng chuồng ít tác động của nắng nóng; thường xuyên vệ sinh chuồng trại; định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt sinh vật gây bệnh; tiêm phòng các loại vắc xin cho vật nuôi theo quy định; phát hiện sớm các gia súc bị dịch để có biện pháp ứng phó. 

- Khuyến cáo người dân không nên nuôi cá tại những nơi không đảm bảo nguồn nước, thả giống mật độ hợp lý và có biện pháp chăm sóc tốt nhất để hạn chế những thiệt hại do hạn hán gây ra; hướng dẫn các đơn vị, tổ chức và người nuôi thực hiện tốt các giải pháp nhằm xử lý tiêu độc, cải tạo tốt ao nuôi, phòng ngừa, hạn chế thiệt hại di dịch bệnh gây ra. 

* Giải pháp lâu dài

- Đối với nước phục vụ sản xuất, tiếp tục thực hiện công tác kiên cố hóa hệ thống kênh mương theo từng giai đoạn nhằm đảm bảo sử dụng nước tưới phục vụ sản xuất được hiệu quả; Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc sử dụng nước tiết kiệm, tráng lãng phí, thất thoát nguồn nước, đặc biệt vào mùa khô; Vận động nhân dân nghiên cứu, triển khai áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tưới tiên tiến, tưới tiết kiệm nước; thực hiện các biện pháp chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống ngắn ngày, năng xuất cao; dịch chuyển thời vụ đê tránh bị thiệt hại do hạn hán gây ra; Theo dõi chặt chẽ tình hình diễn biến khi tượng thủy văn, nguồn nước để lập kế hoạch gieo trồng, kế hoạch cấp nước phục vụ tưới phù hợp. 

- Đối với chăn nuôi, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, tiếp tục thực hiện tốt công tác vệ sinh chuồng trại; định kỳ phun thuốc sát trùng để diệt sinh vật gây bệnh; tiêm phòng các loại Vaccine cho vật nuôi theo quy định; phát hiện sớm các gia súc bị dịch để có biện pháp ứng phó; Thực hiện tốt công tác bảo vệ tốt diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn góp phần làm tăng độ che phủ của rừng, chống xói mòn, rửa trôi, bảo vệ các hồ đập và công trình thủy lợi, ổn định sản xuất cho nhân dân vùng lưu vực Sông Đồng Nai; Duy trì tỷ lệ độ che phủ của rừng đến năm 2024 ở mức trên 64%, nếu tính cả độ che phủ của cây công nghiệp và cây ăn quả lâu năm thì độ che phủ cây xanh trên địa bàn đạt 65%; giảm tình trạng khô hạn, góp phần điều hòa khí hậu, thời tiết, làm tăng giá trị của rừng, mang lại hiệu quả trên cả lĩnh vực xã hội cũng như kinh tế. Rà soát, quy hoạch khu nuôi trồng thủy sản; rà soát, điều chỉnh quy hoạch vùng khuyến khích phát triển chăn nuôi gắn liền quy hoạch phát triển sản xuất nông nghiệp chung trên toàn huyện. Xây dựng và thực hiện tốt kế hoạch phòng, chống dịch bệnh; lựa chọn giống vật nuôi có giá trị kinh tế cao, sức kháng bệnh tốt. 

Để công tác phòng, chống hạn hán, thiếu nước xảy ra trong mùa khô năm 2023 – 2024 đảm bảo đạt hiệu quả, UBND huyện yêu cầu Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện chủ động, chủ trì phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan trong quá trình thực hiện. UBND huyện cũng đề nghị các xã, thị trấn Vĩnh An tổ chức rà soát, xác định các khu vực có khả năng thiếu nước tưới làm cơ sở lập kế hoạch chi tiết, biện pháp cụ thể để ứng phó khi xảy ra hạn hán trên địa bàn xã. Phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, các tổ chức, cá nhân sử dụng nước trong việc cấp nước, tuân thủ nghiêm ngặt lịch tưới, cấp nước theo kế hoạch. Hỗ trợ các ngành chuyên môn giải quyết dứt điểm tình trạng tự ý đục khoét kênh mương thủy lợi, lấn chiếm hành lang bảo vệ công trình thủy lợi. Phối hợp tuyên truyền, vận động nông dân tuân thủ lịch thời vụ, chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp, đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất; khuyến khích sử dụng đa dạng nguồn nước (các nguồn từ sông, suối, ao, hồ, các giếng khoan, giếng đào... để phục vụ trong mùa khô, đặc biệt là các vùng trọng điểm, những khu vực có khả năng xảy ra tình trạng thiếu nước), tưới tiết kiệm để phục vụ sản xuất nhằm giữ vững, nâng cao thu nhập và nâng cao giá trị sản xuất của đất; tuyên truyền, vận động, hướng dẫn người dân trong việc sử dụng nước hợp lý, chủ động trong tham gia vào việc phòng, chống hạn hán có thể xảy ra để giảm thiểu thiệt hại về vật chất cho cộng đồng. Tăng cường theo dõi chặt chẽ tình hình thời tiết, nguồn nước, tiến hành rà soát và kịp thời điều chỉnh các phương án phòng, chống hạn hán; khi nguồn nước thiếu hụt, lưu ý sắp xếp thứ tự ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt, chăn nuôi, nông nghiệp. Chủ động sử dụng dự phòng ngân sách địa phương theo đúng quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và tổ chức huy động nguồn lực đối phó kịp thời, hỗ trợ về giống vật nuôi, cây trồng, khắc phục hậu quả kịp thời, sớm ổn định đời sống nhân dân ở vùng bị thiệt hại do hạn hán./. ​


Hương Giang

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu - Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 
Điện thoại: (0251).3861114; Fax: (0251).3861114; Email: ubnd-vc@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Vĩnh Cửu " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​​