Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
Chú trọng phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản

Để chủ động phòng, chống, khống chế, dập tắt dịch bệnh, đặc biệt khi mới phát hiện và còn ở diện hẹp; giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm các loại dịch bệnh mới, ngày 8/3, UBND huyện đã ban hành kế hoạch số 221/KH-UBND về việc Phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm, thủy sản trên địa bàn huyện năm 2024.

Theo đó, UBND huyện yêu cầu các địa phương chuẩn bị đầy đủ nhân lực, phương tiện trang thiết bị cần thiết cho công tác phòng, chống dịch, sẵn sàng ứng phó khi dịch bệnh xảy ra. Tổ chức tiêm phòng miễn phí một số bệnh cho các hộ nghèo, chăn nuôi quy mô nông hộ tại các vùng nguy cơ cao, ổ dịch cũ, có lưu hành vi rút. Tỷ lệ tiêm phòng đối với bệnh Viêm da nổi cục phải đạt tối thiểu 80% tổng đàn; bệnh Cúm gia cầm đạt tối thiểu 80% diện tiêm. Tỷ lệ bảo hộ sau tiêm phòng CGC đạt 70% trở lên. Các tổ chức/cá nhân chăn nuôi phải tổ chức tiêm phòng vắc xin các bệnh bắt buộc cho đàn gia súc, gia cầm theo quy định; chủ động phòng bệnh bằng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; vệ sinh, khử trùng, tiêu độc và tiêu diệt các mối nguy lây truyền dịch bệnh.

14.03.24 Chú trọng phòng chống dịch bệnh gia súc.jpg 

Các địa phương phải chủ động giám sát lưu hành vi rút một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên gia súc, gia cầm, thủy sản và bệnh truyền nhiễm nguy hiểm giữa người và động vật. Tiếp tục xây dựng, duy trì các vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh (ATDB) động vật. Thực hiện an toàn sinh học, kiểm soát việc vận chuyển, giết mổ, trên 95% số xã không có bệnh Dịch tả lợn Châu Phi. Bên cạnh đó, chủ động giám sát, phát hiện sớm và kiểm soát tốt các ổ dịch Viêm da nổi cục.

Về phòng chống bệnh dại, đối với thị trấn Vĩnh An phải quản lý 95% số hộ và số chó, mèo nuôi; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại đạt trên 90%. Đối với các xã quản lý 80% số hộ và số chó, mèo nuôi; tỷ lệ tiêm phòng vắc xin Dại đạt trên 75%. Các xã, thị trấn phải giám sát được chó, mèo mắc, nghi mắc bệnh Dại.

Cũng theo kế hoạch, UBND huyện chỉ đạo, khi chưa có dịch xảy ra cần thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền, tập huấn, giám sát dịch bệnh trên động vật, phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm; thực hiện tiêu độc, khử trùng môi trường, kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Đồng thời quản lý hoạt động kinh doanh thuốc thú y, xây dựng cơ sở an toàn dịch bệnh, quy định về báo cáo phòng, chống dịch.

14.03.24 Chú trọng phòng chống dịch bệnh gia súc 1.jpg

Khi xảy ra dịch, đối với dịch bệnh gia súc, gia cầm cần thực hiện quản lý ổ dịch, vùng dịch, lấy mẫu xét nghiệm xác định nhanh, chính xác mầm bệnh và có giải pháp khống chế phù hợp; vệ sinh tiêu độc khử trùng, điều tra mở rộng, tăng cường giám sát phát hiện dịch bệnh trên địa bàn, thành lập chốt trạm kiểm dịch tạm thời, xử lý gia súc, gia cầm bị bệnh dịch theo quy định, công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định.

Đối với dịch bệnh thủy sản tổ chức lấy mẫu, xét nghiệm xác định bệnh; tổ chức phòng, chống dịch bệnh động vật thủy sản kịp thời, phù hợp và hiệu quả, khi có ổ dịch phải dập tắt kịp thời, hạn chế lây lan, thiệt hại cho người chăn nuôi; thực hiện tốt công tác phòng bệnh, chẩn đoán, chữa bệnh, đồng thời công bố dịch và công bố hết dịch theo quy định.​/.


Hồng Yến

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu - Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 
Điện thoại: (0251).3861114; Fax: (0251).3861114; Email: ubnd-vc@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Vĩnh Cửu " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​​