Thứ 6 - 26/02/2016
Màu đỏ Màu xanh nước biển Màu vàng Màu xanh lá cây
Kỷ niệm 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2024)
MÃ ĐÀ VỚI CÔNG TÁC TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP, CHĂN NUÔI

Kết quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chăn nuôi trên địa bàn xã Mã Đà t​heo hướng nâng cao sản lượng, giá trị sản phẩm và phát triển bền vững giai đoạn 2016 - 2020.

Về lĩnh vưc trồng trọt: năm 2016 có 191,53 ha điều, đến năm 2019 còn 158ha (giảm 33,53ha do cây đã già cỗi kém hiệu quả nên chuyển đổi sang trồng cây có múi cho giá trị kinh tế cao hơn), năng suất bình quân 0,53 tấn/ha; Giá bình quân các năm 32.500đ/kg. Xoài: năm 2016 có tổng diện tích 1690,6 ha đến năm 2019 còn 1.672ha giảm 18,6ha (giảm do cây đã già cỗi kém hiệu quả nên chuyển sang trồng cây có múi cho giá trị kinh tế cao hơn), năng suất bình quân 11,2 tấn/ha, giá bình quân 8.000đ/kg đối với xoài 3 mùa (riêng Xoài Thái và Xoài cát Hoà Lộc giá bình quân 25.000đ/kg). Trong tổng diện tích xoài 1.672ha đến nay các hộ dân trên địa bàn đã thực hiện trồng xen canh và ghép chuyển đổi sang Xoài Đài loan, xoài úc, xoài thái, xoài cát Hòa lộc với diện tích là 910,4ha; Cam, Quýt, Bưởi: năm 2016 có 15,8ha đến 2019 có 67,95 ha tăng 52,13ha (tăng do chuyển đổi diện tích cây từ Điều và Xoài), năng suất bình quân 67,7 tấn;  giá bán bình quân 25.000đ/kg; Tiêu: hiện có 0,3 ha, giảm 2,7 ha so với năm 2016 (giảm do chuyển đổi sang cây trồng khác), năng suất bình quân 0,9 tấn/ha, giá bán bình quân 58.000đ/kg; Diện tích đất lúa 1 vụ trên địa bàn hiện có 14ha (chủ yếu tại khu vực Bàu Điền, ấp 7). Ngoài ra hàng năm nhân dân trên địa bàn xã còn trồng trên vùng bán ngập, đường băng cắt lửa các loại cây như: Mì 111,7 ha; Bắp 11 ha; Bầu, Bí: 6 ha; Dưa hấu: 56,3 ha. Thu hoạch các loại 674,7 tấn; giá bình quân các loại khoảng 1.300đ/kg.

Về lĩnh vực chăn nuôi gia súc, gia cầm: Tình hình chăn nuôi trên địa bàn tương đối ổn định, không xảy ra dịch bệnh. Gia súc: Hiện tổng đàn: Trâu, Bò: 717 con (tăng 252 con so với 2016); Dê: 426 con (giảm 148 con so với 2016, giảm do xuất bán); Tổng đàn Heo: 1.468 con (giảm 2.438 con so với 2016, do giảm đàn); Nai 4 con (giảm 15 con so với 2016, giảm do xuất bán và giảm đàn); Thỏ: 135 con (tăng 72 con so với 2016).

Gia cầm: Tổng đàn Gà,Vịt: 52.088 con, tăng 22.054 con so với 2016; Bồ Câu: 3.300 con (tăng 820 con so với 2016).

Về lĩnh vực thủy sản: Ba ba: 80.000 con, tăng 48.480 con so với 2016. Xuất bán Ba Ba từ 2016 đến nay được 17,2 tấn, tổng trị giá 2.683.200.000đ. Thu hoạch cá các loại bình quân hàng năm 128,52tấn; giá bình quân 22 triệu/tấn

Về tái cơ cấu về sản xuất

Đối với cây trồng: Về sản xuất theo tiêu chuẩn GAP (do nhà nước hỗ trợ 100% giống và kỹ thuật): Hiện đang thực hiện ghép thí điểm chuyển đổi 5ha xoài tại ấp 3 theo quy trình GAP, đến nay đã ghép xong và phát triển tốt; (Dự kiến 2020 sẽ công nhận đạt chuẩn Vietgap). Đồng thời hiện nay xã đang triển khai thực hiện mô hình cánh đồng mẫu lớn.

Về dự án tuới tiết kiệm: đã vận động nhân dân tham gia học tập và thực hiện từ 2016 đến nay được 477,79ha. Trong đó có 36 hộ thực hiện tuới tiết kiệm với tổng diện tích là 43,35ha tổng kinh phí đầu tư là 689.185.435đ. Nhìn chung việc áp dụng hệ thống tưới nước và bón phân qua đường ống giúp cây trồng phát triển tốt, hấp thu triệt để nguồn dinh dưỡng, tránh được tình trạng ô nhiễm nguồn nước do dư thừa phân bón. Giảm được chi phí nhân công. Năng suất trung bình tăng lên từ 25 - 40%. Về chuyển đổi từ cây trồng già cỗi cho năng suất thấp sang các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đến nay đuợc tổng diện tích là 910,4ha/1.672ha xoài.

Đối với lĩnh vực chế biến: Tái cơ cấu về lĩnh vực chế biến: Hiện nay trên địa bàn có 01 nhà máy chế biến tinh bột mỳ tại ấp 2, trong quá trình sản xuất cơ sở này đã được các cơ quan ban ngành xác định là cơ sở sản xuất với quy mô lớn đã nhiều lần bị xử lý về gây ô nhiễm môi trường và vị trí hiện nay không phù hợp với quy hoạch khu cụm tiểu thủ công nghiệp nên cần phải thực hiện di dơi đến địa điểm mới cho phù hợp với quy hoạch. Do đó UBND xã sẽ tiếp tục theo dõi đôn đốc chủ cơ sở sớm chấp hành và thực hiện di dời đến địa điểm mới cho phù hợp.

Đối với lĩnh vực chăn nuôi: Gia súc: Tiếp tục phối hợp với trạm chăn nuôi thú y và hội nông dân xã theo dõi đánh giá sự phát triển của các con giống dự án để giúp đỡ kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của dự án và nhân rộng mô hình. Đồng thời vận động các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vào khu vực chăn nuôi theo quy hoạch, nhằm kiểm soát các loại dịch bệnh được tốt hơn và không gây ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong khu dân cư. Gia cầm: Tiếp tục hướng dẫn hộ dân áp dụng KHKT vào chăn nuôi để phát triển đàn hiện có và thực hiện tiêm vacxin phòng chống các loại dịch bệnh kịp thời, không để dịch bệnh xảy ra.Thủy sản: Có 84 hộ nuôi cá bè với 191 lồng bè, diện tích 6.461m2 đang nuôi các loại cá như: cá Lăng 130 bè; cá Lóc 29 bè; cá Trạch nấu 02 bè; cá Chép 06 bè; Rô phi 01 bè; cá Nàng hai (Thác lác) 01 bè; Trắm 02 bè; Quế 02 bè; Mè 11 bè và 07 bè Cá giống các loại). Tiếp tục phối hợp với Phòng Nông nghiệp huyện triển khai, hướng dẫn kỹ thuật cho các hộ dân chăn nuôi thủy đặc sản theo tiêu chuẩn GAP, nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm. Ngoài ra, còn có 38 hộ nuôi baba với 159 bể, diện tích 6.123m2, với số lượng 80.000con. Trong thời gian tới xã sẽ triển khai xây dựng tổ hợp tác chăn nuôi baba và dự kiến sẽ chọn baba làm sản phẩm theo chương trình OCOP./.

                                               VĂN DUẤN​

Liên kết webiste

Số lượt truy cập

Trong ngày:
Tất cả:

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ HUYỆN VĨNH CỬU - ĐỒNG NAI

Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
Chịu trách nhiệm: Bà Nguyễn Thị Dung - Phó Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Cửu - Cơ quan thường trực: Phòng Văn hóa và Thông tin
Địa chỉ: Khu phố 2, thị trấn Vĩnh An, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. 
Điện thoại: (0251).3861114; Fax: (0251).3861114; Email: ubnd-vc@dongnai.gov.vn
® Ghi rõ nguồn " UBND huyện Vĩnh Cửu " khi bạn phát hành lại thông tin từ website này.​​